Nội dung chi tiết
Ô tô ngày càng được hiện đại hoá và thông minh hoá nhưng dù tiên tiến đến cỡ nào thì các bộ phận trong xe vẫn bị giới hạn ở một mức tuổi thọ nhất định. Do đó, khó thể tránh khỏi gặp lỗi trục trặc, hư hỏng, nhất là sau thời gian dài hoạt động. Khi phát hiện các dấu hiệu ô tô bị lỗi, chủ xế nên kiểm tra tìm nguyên nhân và xử lý càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu các lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến vận hành của xe mà còn có thể chuyển biến nghiêm trọng, khó sửa chữa hơn, chi phí khắc phục cao hơn. Chia sẻ cho các chủ xế các lỗi trên xe ô tô thường gặp gặp và cách kiểm tra, xử lý. Theo dõi bài viết dưới đây của Global Window Films.
Các lỗi trên xe ô tô thường gặp
Lỗi báo đèn Check Engine
Đèn Check Engine là một trong các tín hiệu báo lỗi trên xe ô tô. Đèn Check Engine có nhiệm vụ thông báo khi động cơ hoặc các bộ phận liên quan gặp lỗi. Đèn bật sáng đồng nghĩa động cơ hoặc các bộ phận liên quan đang gặp vấn đề.
Thông thường, lỗi báo đèn Check Engine đa phần xuất phát từ những trục trặc ở một số bộ phận như: bugi, bô bin đánh lửa, kim phun nhiên liệu, hệ thống kiểm soát hơi xăng, hệ thống tuần hoàn khí xả…
Vòng tua máy cao ở chế độ không tải
Ở chế độ không tải, vòng tua máy thông thường chỉ tầm 800 – 1.000 vòng/phút. Nếu vòng tua máy tăng lên hơn 1.500 vòng/phút thì khả năng cao là xe đang bị lỗi vòng tua máy tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này như: van không tải gặp trục trặc, đường ống bị rò rỉ, van thông hơi các te bị hỏng, cảm biến oxy bị bẩn/hỏng…
Áp suất dầu thấp hoặc quá cao
Áp suất dầu bôi trơn thường ở mức dưới 0,5 kg/cm2 khi xe ở chế độ không tải và từ 2,5 – 4 kg/cm2 khi xe chạy. Còn trường hợp áp suất dầu thấp hoặc cao bất thường đa phần do hệ thống bôi trơn ô tô đang gặp vấn đề.
Áp suất dầu thấp hoặc cao bất thường đa phần do hệ thống bôi trơn ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do xe bị thiếu dầu bôi trơn, dầu nhớt bị bẩn, dùng sai loại dầu nhớt, bơm nhớt bị hỏng, lọc nhớt quá bẩn…
Xe đề khó nổ, không nổ máy
Xe đề khó nổ là một trong các lỗi trên ô tô thường gặp, nhất là với xe để lâu không sử dụng, xe cũ đã qua sử dụng nhiều năm,… Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khiến xe đề khó nổ, thậm chí không nổ máy như: ắc quy bị yếu/hết bình, củ đề xe bị lỗi, rơ le/bơm nhiên liệu bị lỗi, bugi/bô bin đánh lửa bị lỗi, xăng bị nhiễm nước,… Cần kiểm tra tìm chính xác nguyên nhân mới có thể khắc phục triệt để.
Xe chết máy giữa đường
Xe ô tô chết máy thông thường do hệ thống vận hành gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể là vì hệ thống làm mát ô tô bị hỏng, dầu nhớt động cơ có vấn đề, lọc nhiên liệu bị tắc, bơm xăng/bơm cao áp dầu bị hỏng, kim phun nhiên liệu bị tắc…
Xe ô tô chạy yếu, tăng tốc chậm
Xe ô tô chạy yếu, tăng tốc chậm là một trong các lỗi thường gặp trên ô tô đời cũ hay xe ít được bảo dưỡng. Khi phát hiện lỗi này cần kiểm tra ngay, nhất là khi đi kèm với các dấu hiệu như xe bị hao dầu, xả khói nhiều. Nguyên nhân có thể do lọc nhiên liệu bị tắc, kim phun bị tắc, bơm nhiên liệu gặp trục trặc, bugi bị mòn…
Xe bị giật khi lên ga
Khi nói đến các lỗi xe ô tô thì không thể bỏ qua một lỗi rất dễ gặp phải đó là xe bị giật khi lên ga. Lỗi này thường bắt nguồn từ hệ thống nạp, hệ thống cung cấp nhiên liệu hay hệ thống đánh lửa. Nguyên nhân phổ biến đa phần là kim phun nhiên liệu bị tắc, lọc nhiên liệu bị nghẹt, hệ thống đánh lửa có vấn đề, cảm biến lưu lượng không khí bị trục trặc, cảm biến vị trí bướm ga bị trục trặc…
Xe bị rung giật
Hiện tượng xe bị rung giật cũng khá giống với xe bị giật khi lên ga. Tuy nhiên lỗi xe hơi này có thể xuất phát từ nhiều bộ phận khác nhau. Do đó trước tiên cần kiểm tra, xác định vị trí gây rung giật như bị rung ở động cơ, trục xe, phanh xe, trục bánh xe hay lốp xe… Sau khi đã khoanh vùng được thì việc tìm nguyên nhân cũng như sửa chữa khắc phục sẽ dễ dàng hơn.
Xe bị hụt ga
Xe bị hụt ga là một trong các lỗi xe oto thường gặp trên những xe đời cũ. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là vì nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ, không khí cấp vào buồng đốt không đủ, khí thải không thoát được ra ngoài hoặc hệ thống cảm biến bị trục trặc…
Xe bị oà ga
Xe bị oà ga là hiện tượng ga xe đột ngột tăng cao bất thường. Khi lỗi xe ô tô này xuất hiện thì khả năng cao là van không tải hoặc bướm ga đang bị trục trặc.
Xe bị nóng máy, động cơ quá nhiệt
Xe bị nóng máy, động cơ quá nhiệt là một trong những lỗi xe ô tô nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời dễ gây hậu quả lớn. Đây cũng chính nguyên nhân cháy xe phổ biến. Xe ô tô bị nóng máy thường bắt nguồn từ việc hệ thống làm mát bị trục trặc như thiếu nước làm mát, két nước bị bẩn, van hằng nhiệt bị lỗi, bơm nước bị trục trặc…
Xe bị bỏ máy
Xe bị bỏ máy là hiện tượng một hoặc một số xi lanh trong động cơ không hoạt động. Đây cũng là một lỗi xe ô tô rất nguy hiểm, cần kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt. Lý do xe bị bỏ máy thường vì hệ thống đánh lửa gặp trục trặc, hệ thống cấp nhiên liệu bị lỗi hoặc áp suất kỳ nén không đủ…
Xe bị hao xăng
Khi động cơ ô tô sẽ tiêu hao nhiên liệu. Tuy nhiên nếu mức tiêu hao nhiên liệu tăng cao một cách bất thường thì rất có thể ô tô đang gặp vấn đề. Xe hao xăng là một trong các lỗi xe ô tô thường gặp, nhất là với những xe ít được bảo dưỡng. Nguyên nhân hiện tượng xe bị hao xăng có thể do cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi, xe bị thiếu nước làm mát, lọc gió động cơ bị bẩn, bugi bị mòn/bẩn, tỷ số nén bị thấp…
Xe bị hao dầu nhớt
Dầu nhớt xe sẽ bị hao hụt một lượng nhất định theo thời gian. Tuy nhiên nếu thấy xe bị hao nhớt bất thường kèm theo các dấu hiệu như xe bị chảy dầu, khí xả có màu xanh xám… thì khả năng cao là dầu xe đang bị rò rỉ, dầu lọt vào buồng đốt…
Xe bị chảy dầu dưới gầm
Đây là một trong các lỗi thường gặp của xe ô tô. Nguyên nhân xe bị chảy dầu dưới gầm đa phần là do gioăng cao su, phớt dầu bị lão hoá, hư hỏng hay bu lông bị lỏng. Lỗi này cần sớm kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt bởi dầu rò rỉ sẽ khiến động cơ hao mòn nhanh, nguy cơ cháy nổ cao.
Xe có tiếng kêu lạ
Các tiếng kêu lạ như cạch cạch, két két, lọc cọc, u u, rè rè, xè xè… là dấu hiệu cho thấy hệ thống vận hành của xe đang gặp vấn đề. Mỗi kiểu tiếng kêu sẽ biểu hiện cho một hoặc một số lỗi khác nhau. Do đó cần kiểm tra kỹ, tìm chính xác nguyên nhân để xử lý triệt để.
Xe ra khói đen
Xe ra khói đen là một trong các tín hiệu báo lỗi trên xe ô tô, thường gặp nhất ở xe máy dầu. Nguyên nhân chủ yếu bởi nhiên liệu không được đốt cháy triệt để trong buồng đốt, theo khí thải xả ra ngoài. Thông thường khi lọc gió động cơ bị tắc, sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, kim phun nhiên liệu bị tắc, lọc nhiên liệu bị tắc, bơm nhiên liệu bị trục trặc… đều có thể khiến xe ra khói đen.
Xe có mùi lạ
Xe ô tô có mùi lạ là dấu hiệu báo lỗi trên xe ô tô nhất định không thể bỏ qua. Khi thấy xe ô tô có mùi xăng sống, mùi khét, mùi ga, mùi khai… cần kiểm tra nguyên nhân và xử lý sớm. Bởi rất có thể bắt nguồn từ hệ thống động cơ.
Cách kiểm tra, xử lý lỗi trên ô tô
Để kiểm tra và xử lý lỗi trên ô tô một cách chính xác có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều cách sau đây:
Theo dõi đèn báo lỗi trên xe ô tô
Nhà sản xuất ô tô thiết lập sẵn một hệ thống đèn báo lỗi trên xe. Mỗi ký hiệu đèn mang một ý nghĩa riêng tương ứng một hoặc một nhóm lỗi. Thông qua các đèn báo lỗi này, người lái có thể theo dõi tình trạng xe, kịp thời phát hiện khi xe bị lỗi, thậm chí có thể biết được xe bị lỗi ở bộ phận nào.
Dùng máy đọc lỗi ô tô
Đây là loại thiết bị có thể kết nối với ECU ô tô giúp truy xuất chính xác lỗi mà xe đang gặp phải. Thiết bị này thường được thợ sửa ô tô chuyên nghiệp sử dụng để kiểm tra, chuẩn đoán lỗi. Chủ xe cũng có thể tự trang bị.
Kiểm tra bằng mắt
Thông qua việc kiểm tra quan sát có thể nhận biết các dấu hiệu ô tô bị hỏng hóc, trục trặc… ví dụ như chất lỏng rò rỉ, dây cáp/giắc cắm nứt vỡ, cảm biến bị bẩn…
Kiểm tra tiếng ồn
Khi xe ô tô bị lỗi thường sẽ phát ra tiếng ồn, tiếng kêu lạ. Lần mò vị trí phát ra âm thanh có thể khoanh vùng được bộ phận đang gặp vấn đề, dễ dàng tìm được nguyên nhân.
Chạy thử: Các lỗi trên ô tô liên quan đến động cơ, hệ thống truyền động… thường có thể cảm nhận được khi chạy xe như xe khó nổ máy, bị giật khi lên ga, hụt ga, oà ga, tăng tốc chậm yếu…
Nếu phát hiện các dấu hiệu lỗi bất thường trên xe ô tô, tốt nhất nên đưa xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa càng sớm càng tốt.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm cách phát hiện Các lỗi trên xe ô tô thường gặp và cách kiểm tra, xử lý. Hy vọng bạn có thể kịp thời phát hiện và bảo dưỡng cho xế cưng để đảm bảo an toàn hơn nhé.
Xem thêm:
Comments