top of page

Nguyên nhân xe ô tô tự bốc cháy và cách phòng tránh

Đã cập nhật: 28 thg 3

Nội dung chi tiết


Hiện nay, chúng ta đã nghe đến nhiều vụ xe ô tô tự bốc cháy khi đi trên đường. Hiện tượng này diễn ra nhiều hơn vào những ngày nắng nóng cao điểm. Vậy đâu là nguyên nhân xe ô tô tự bốc cháy và cách phòng tránh như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!


Nguyên nhân xe ô tô tự bốc cháy và cách phòng tránh
Nguyên nhân xe ô tô tự bốc cháy và cách phòng tránh


Nguyên nhân khiến ô tô tự bốc cháy


Rò rỉ nhiên liệu


Rò rỉ nhiên liệu hay cụ thể là xăng - một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cháy nổ xe ô tô.


Xăng có thể tự bốc hơi ở 7,2ºC và có thể tự bốc cháy ở nhiệt độ 257,2ºC khi có không khí. Đặc biệt, nó có thể dễ dàng bốc cháy khi gặp tia lửa nhỏ. Nếu xăng bị rò rỉ dính lên kim loại hay nhựa nóng thì khả năng tự bốc cháy rất cao.


Ngoài ra, trên xe còn có nhiều loại chất lỏng khác như dầu hộp số, dầu phanh, dầu bôi trơn động cơ, dầu trợ lực tay lái,.. cũng là các chất rất dễ gây bốc cháy. Khi động cơ vận hành, các chất lỏng tuần hoàn và dễ dàng bị rò rỉ nếu các ống dẫn hay bình chứa bị va chạm mạnh, gây ra nguy cơ hỏa hoạn.


Chập nguồn điện


Hệ thống điện của xe được bố trí ở khắp nơi. Khi xảy ra chập điện, 1 tia lửa điện sẽ được phóng ra và nếu xe đang bị rò rỉ những chất dễ cháy thì có thể gây ra hỏa hoạn.


Chập nguồn điện
Chập nguồn điện

Động cơ hoạt động quá tải


Động cơ quá nóng không thể tự bốc cháy nhưng có thể làm hỏng các vòng đệm xung quanh bằng cao su hoặc nhựa dẻo dẫn tới rò rỉ các chất lỏng bên trong động cơ như nhiên liệu, dầu, chất làm mát. Các chất lỏng này khi rơi xuống các bộ phận khác như ống thoát khí rất dễ bốc cháy.


Chất lượng nhiên liệu không đạt chuẩn


Chất lượng nhiên liệu phải đảm bảo đạt chuẩn. Nếu nhiên liệu xuất hiện chất lạ độc hại sẽ đẩy nhanh quá trình ăn mòn, lão hóa kim loại, làm chai các ron, ống cao su, chi tiết.


Bộ phận chuyển đổi xúc tác quá nóng


Hầu hết các xe ô tô hiện nay đều có hệ thống thoát khí bằng chiều dài xe. Tại nơi này sẽ tạo ra phản ứng đốt cháy CO và nhiên liệu chưa cháy hết được đẩy ra môi trường làm nóng bộ phận chuyển đổi xúc tác.


Thông thường, nhiệt độ ở bộ phận chuyển đổi xúc tác chỉ từ 648,9ºC đến 871,1ºC nhưng có thể tăng lên đến 1093,3ºC khi động cơ hoạt động kém hiệu quả. Khi lượng nhiên liệu không cháy hết phải xử lý ngay tại bộ phận này. Điều này đã khiến các bộ phận cách nhiệt xung quanh bị đốt cháy và lan đến các bộ phận khác như sàn xe, thảm trải sàn, gây cháy xe.


Ống xả hở


Ô tô sử dụng trong thời gian dài có thể khiến ống xả của xe bị ăn mòn tạo ra những vết hở và rò rỉ khí nóng. Khí nóng thải từ ống xả khi rò rỉ sẽ bắt lửa với những chất liệu dễ cháy bị cuốn vào gầm xe như vải, túi ni-lông, giấy bìa… Ngoài ra, nếu xăng trong xi-lanh xe không được đốt hết, chúng sẽ tiếp tục cháy bên ngoài ống xả, dễ gây ra hiện tượng cháy nổ xe.



Ống xả hở
Ống xả hở

Va chạm, tai nạn, đâm xe


Khi xảy ra tai nạn, xe bị va chạm mạnh khiến nhiên liệu có thể bị rò rỉ tới chỗ nóng của động cơ hoặc tia lửa điện ngẫu nhiên xuất hiện làm cho xe bốc cháy. Do vậy, khi xe bị va chạm mạnh, người trên xe phải tìm mọi cách để thoát khỏi xe và di chuyển ra xa một khoảng cách an toàn và nhanh nhất có thể.


Sai sót từ nhà sản xuất


Một vài sai sót nhỏ từ thiết kế của nhà sản xuất như một đầu nối ống dẫn bị hở, nắp bình xăng đóng không kín, một con ốc vặn không chặt… khiến nhiên liệu, các loại chất lỏng rò rỉ kết hợp với tia lửa điện xuất phát từ hệ thống dây dẫn bị mòn lớp vỏ cách điện có thể gây nên thảm họa.


Xem thêm:


Cách xử lý khi ô tô bốc cháy


Nếu trong trường hợp ô tô đang cháy, cần nhanh chóng tắt máy và di chuyển ngay ra khỏi xe. Sau đó, hãy mở nắp capo lên để tránh om nhiệt trong xe làm bùng phát nguy cơ cháy cao hơn. Và gọi điện báo cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số điện thoại 114.


Tìm các phương tiện chữa cháy


Nếu đám cháy xuất hiện bên dưới gầm xe do rò rỉ nhiên liệu hãy sử dụng bình chữa cháy bằng bột hoặc khí phun theo hướng từ ngoài vào trung tâm đám cháy.


Trường hợp đám cháy xuất hiện dưới nắp capo hãy dùng vật cứng nhọn cẩn thận mở nắp capo và sử dụng bình chữa cháy phun thẳng vào trung tâm của đám cháy. Hoặc có thể dùng các tấm phủ như chăn, mền tẩm nước (nếu có) để dập lửa. Ngoài ra, có thể dùng các vật liệu chữa cháy khác như đất, cát, nước,…


Lưu ý:

  • Nếu quần áo dính xăng dầu, tuyệt đối không được tiếp cận với ngọn lửa.

  • Đứng ở đầu hướng gió khi chữa cháy để tránh bị lửa tạt vào người.

  • Nếu cảm nhận không thể dập được ngọn lửa, hãy hô hào mọi người tránh ra xa ( phạm vi khoảng 10m) vì đám cháy có thể gây ra nổ bình xăng.

Cách phòng tránh ô tô bốc cháy giữa trời nóng


Cần có những biện pháp che chắn cho ô tô khi đỗ dưới trời nắng nóng. Đồng thời, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ để tránh việc bị chuột, bọ, thời tiết... làm hư hại các thiết bị bên trong của xe.


Sau khi phương tiện di chuyển trên các cung đường có rơm, rạ cần kiểm tra và loại bỏ chúng ra khỏi xe để tránh việc ma sát lâu ngày, nóng bức... gây ra hỏa hoạn. Trang bị bình chữa cháy để trong xe để chữa cháy nếu xảy ra sự cố.

Không nên để các vật dụng dễ cháy nổ như bật lửa, bình gas... trong xe.


Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh bạn nên chủ động phòng tránh hạn chế rủi ro. Hy vọng qua bài viết chia sẻ nguyên nhân xe ô tô tự bốc cháy và cách phòng tránh của chúng tôi bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi sử dụng ô tô.


Xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại: https://www.globalwindowfilms.com.vn/thong-tin


Bài viết tham khảo thêm:



144 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page